Nhảy tới nội dung

· 1 phút để đọc

1. Editor Improvements

Enhance your typing experience. The editor is available across our platform. Give it a try here.

1.1. A popup appears when you move to the next line

When you move to the next line, a popup will appear on the right suggesting the next elements you should use, such as headings or images.

editor.png

1.2. A popup appears when you select text

editor-pop-up-selector.png

1.3. You can add a table

When creating a table, you can:

  • Add, remove, or edit columns
  • Add, remove, or edit rows

editor-table.png

1.4. Add Latex

Click to Sigma Icon

editor-add-latex.png

edior-latex-editor.png

Add your LaTeX code between $$ symbols. Press "Update" to see the result below:

result.png

2. Improvements to the Exam Builder

We have been making the attendees' view better.

exam-new-view.png

To build your own exam, go to "Your Organization" > "Exams" > "Add".

· 8 phút để đọc

Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, việc tạo và sử dụng mã QR trên blog của bạn là một cách hiệu quả để tăng trải nghiệm đọc cho khách hàng của bạn. Mã QR (Quick Response) là một công nghệ đơn giản nhưng mạnh mẽ, cho phép người đọc truy cập nhanh chóng các tài liệu, trang web, hoặc thông tin khác mà bạn muốn chia sẻ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách bạn có thể tạo và đặt mã QR trên blog của mình để tạo trải nghiệm đọc thú vị hơn cho khách hàng của bạn.

Vì sao sử dụng mã QR lại đem đến trải nghiệm tốt hơn cho người đọc?

1. Tính Tiện Lợi

Khách hàng có thể dễ dàng truy cập thông tin, sản phẩm, hoặc tài liệu liên quan đến nội dung họ quan tâm mà không cần phải gõ đường dẫn hoặc tìm kiếm ở những trang khác. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, tạo ra trải nghiệm dễ dàng và tiện lợi cho người dùng.

i1

2. Sự tương tác

Mã QR có thể được sử dụng để tạo sự tương tác giữa blog của bạn và độc giả. Ví dụ, bạn có thể sử dụng mã QR để đưa độc giả đến các cuộc thi, khảo sát, hoặc bài viết liên quan, tạo cơ hội cho họ tham gia và tương tác với nội dung đó.

i2

3. Truy Cập Nhanh Chóng

Với việc quét mã QR trên điện thoại di động, độc giả có thể truy cập nội dung họ cần chỉ trong vài giây. Điều này tạo ra trải nghiệm đọc trực quan và nhanh chóng, giúp tiếp cận thông tin một cách dễ dàng.

4. Theo Dõi Hiệu Suất

Bạn có thể theo dõi hiệu suất của mã QR bằng cách sử dụng các công cụ theo dõi hoặc phân tích. Điều này cho phép bạn biết được mã QR đã được quét bao nhiêu lần, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự quan tâm của độc giả và điều chỉnh nội dung phù hợp hơn cho blog của mình.

Một trong những ứng dụng trực quan là bạn có thể áp dụng mã QR vào việc check-in sự kiện và theo dõi số lượng người đã tham dự & check-in cực kỳ dễ dàng, tiện lợi.

i3

5. Trải Nghiệm Tùy Chỉnh

Bạn có thể tùy chỉnh mã QR về màu sắc, kích thước và thậm chí thêm logo blog của mình, giúp tạo ra một mã QR đẹp, thú vị và mang đậm dấu ấn cá nhân cho blog.

Ví dụ bạn muốn tạo mã QR cho đường dẫn tới ứng dụng giao hàng, vận chuyển hoặc bất kỳ hoạt động nào khác, bạn hoàn toàn có thể chọn khung viền phù hợp với tinh thần của sản phẩm/ bài đăng và giúp mã QR của bạn đồng bộ với ảnh hoặc các ấn phẩm truyền thông khác. Bạn có thể trải nghiệm tại đây.

i15

Cách đặt mã QR trên blog sao cho hiệu quả

Bước 1: Lựa chọn Nội Dung cho Mã QR

Trước tiên, bạn cần xác định nội dung mà bạn muốn chia sẻ với khách hàng thông qua mã QR. Điều này có thể bao gồm:

  • Liên kết đến bài viết, trang web, hoặc sản phẩm cụ thể trên blog của bạn.
  • Thông tin liên hệ: địa chỉ email, số điện thoại để khách hàng có thể liên hệ với bạn một cách nhanh chóng.
  • Thông tin về sự kiện hoặc cuộc thi hiện đang diễn ra trên blog của bạn.
  • Mã giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt dành cho độc giả.

Bước 2: Tạo Mã QR

Sau khi bạn đã quyết định nội dung cho mã QR, bạn cần sử dụng một công cụ tạo mã QR trực tuyến. Có nhiều công cụ miễn phí và dễ sử dụng như qr-code-generator, CourseMind, qrstuff.com, v.v. Truy cập trang web này, sau đó điền thông tin cần thiết và tạo mã QR.

Bạn có thể thay đổi màu sắc, kích thước, hoặc thậm chí thêm logo của blog của bạn vào mã QR để làm nó trở nên thương hiệu hóa. Sau khi bạn đã tùy chỉnh xong, hãy tải mã QR về máy tính của bạn.

Tạo mã QR bằng CourseMind QR Generator

  1. Truy cập vào https://coursemind.io/qr-gen

i12

  1. Nhập đường link bạn cần chuyển đổi thành QR code

i13

  1. Lựa chọn styles hiển thị của QR code theo mong muốn

i14

  1. Tải lên logo & lựa chọn màu sắc theo yêu cầu của bạn

i15

  1. Tải xuống mã QR

Bấm vào lưu file (Save image) để tự động lưu mã QR mà bạn vừa tạo.

Bước 3: Đặt Mã QR trên Blog

Giờ đây, bạn đã có mã QR tùy chỉnh và sẵn sàng chia sẻ nó với độc giả. Để đặt mã QR trên blog của bạn, bạn có thể sử dụng các plugin hoặc widget hỗ trợ mã QR trên nền tảng bạn đang sử dụng hoặc đơn giản hơn là coi nó như một ảnh và đặt ảnh vào vị trí bạn muốn. Sau khi đặt mã QR, hãy đảm bảo rằng nó được đặt ở những nơi dễ thấy và tiện lợi để độc giả có thể quét bằng ứng dụng đọc mã QR trên điện thoại di động.

Bước 4: Hướng Dẫn Độc Giả Cách Sử Dụng

Cuối cùng, không quên viết hướng dẫn ngắn gọn cho độc giả về cách sử dụng mã QR. Họ cần biết rằng họ có thể sử dụng điện thoại của mình để quét mã QR và truy cập nội dung bạn đã chia sẻ.

Các loại mã QR phổ biến

Bạn có thể thêm nhiều loại mã QR vào blog của mình, mỗi loại có một mục đích khác nhau.

1. Mã QR URL

i4

Đây là một giải pháp quan trọng để biến đổi bất kỳ URL nào thành một mã QR dễ quét. Bạn có thể tận dụng loại mã này để tạo mã QR cho các bài viết trên blog của bạn, giúp độc giả truy cập nhanh chóng trên điện thoại di động và cải thiện thứ hạng SEO của bạn.

2. Mã QR Liên Kết Xã Hội

i5

Loại mã này là cách hiệu quả để tổng hợp tất cả liên kết xã hội của bạn thành một mã QR duy nhất. Điều này giúp độc giả tìm kiếm và kết nối với các trang xã hội của bạn một cách thuận tiện hơn, đồng thời cải thiện sự tương tác và tầm nhìn của bạn trên các nền tảng này.

3. Mã QR Cửa Hàng Ứng Dụng

i6

Nếu bạn có ứng dụng di động, sử dụng mã QR này để quảng cáo ứng dụng của bạn dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần một lần quét, người dùng sẽ được dẫn đến Cửa hàng Google Play hoặc App Store để tải xuống và cài đặt ứng dụng của bạn.

4. Mã QR Trang Đích

i7

Điều này cho phép bạn tạo mã QR dẫn đến trang đích tùy chỉnh hoặc QR cho các thành phần trong trang mà không cần kiến thức về mã hóa hoặc phải tạo trang web. Trang đích có thể chứa video và nhiều hình ảnh, cung cấp trải nghiệm độc đáo cho người quét và có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trang web. Hiện nay rất nhiều người làm sáng tạo nội dung hoặc tiếp thị liên kết đang sử dụng các trang đích như thế này (VD: Beacons) để tiếp cận người dùng và tạo ra nguồn thu nhập lớn.

5. Mã QR VCard

i8

Mã QR này lưu trữ thông tin liên hệ của bạn, bao gồm số điện thoại di động, địa chỉ email, liên kết xã hội và trang web cá nhân. Điều này giúp đơn giản hóa việc liên hệ và tạo sự tin cậy trong mạng lưới xã hội và truyền thông.

6. Mã QR Email

i9

QR code này sẽ lưu trữ thông tin địa chỉ email, chủ đề và nội dung tin nhắn của bạn. Bằng cách sử dụng QR code, bạn có thể giúp người đọc gửi email một cách nhanh chóng và tiện lợi, giảm bớt sự phiền phức của việc nhập dữ liệu.

7. Mã QR MP3

i10

Đây là loại mã QR có khả năng lưu trữ các tệp âm thanh như MP3 và WAV, cho phép người quét nghe nhạc trên thiết bị của họ hoặc tải xuống các tệp âm thanh quan trọng.

8. Tệp Mã QR

i11

Loại mã QR này là một giải pháp động và linh hoạt, cho phép bạn lưu trữ và chia sẻ nhiều loại tệp đa dạng như PDF, JPEG, PNG, MP4, Excel và Word.

Tạo và đặt mã QR trên blog của bạn là một cách tuyệt vời để tạo trải nghiệm đọc thú vị hơn cho khách hàng của bạn. Điều này không chỉ giúp họ truy cập nội dung nhanh chóng mà còn tạo ra sự tương tác và kết nối tốt hơn giữa bạn và độc giả. Đừng ngần ngại thử nghiệm và tận dụng lợi ích của công nghệ mã QR để nâng cao trải nghiệm đọc trên blog của bạn.

· 7 phút để đọc

Slide là một trong những công cụ phổ biến nhất để tạo và chia sẻ bài thuyết trình trực tuyến. Dù bạn đang tổ chức một cuộc họp quan trọng, thuyết trình sản phẩm, hay giảng dạy, slide sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả.

Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào slide truyền thống có thể hạn chế tính tương tác và sự kết nối với khán giả. Để nâng cao sự tương tác và tiện ích của bài thuyết trình, bạn có thể tối ưu hóa sức mạnh của Slide bằng cách sử dụng QR Code. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng QR Code trong Slide, bắt đầu bằng việc hiểu tại sao chúng ta nên sử dụng QR Code cho Slide.

Tại sao nên dùng QR code cho Slide

1. Tạo sự tương tác

Mã QR có thể phá vỡ sự nhàm chán của những buổi thuyết trình thông thường. Bằng cách tích hợp mã QR vào Slide, bạn có thể tương tác nhiều hơn với khán giả, cung cấp cho họ thêm nhiều nội dung hấp dẫn hơn.

Thay vì chỉ xem và nghe, họ có thể tham gia và tương tác với nội dung của bạn. Tính linh hoạt của mã QR có thể nâng cao mức độ kết nối của khán giả trong nhiều khía cạnh, tạo ra một trải nghiệm sôi động và đáng nhớ hơn cho người tham dự.

Điều này được áp dụng cụ thể trong nhiều tình huống thực tế. Hãy tưởng tượng khán giả của bạn chỉ cần đưa điện thoại lên, quét mã QR trong slide của bạn là đã có thể tham gia vào minigame trên Kahoot hay bất cứ nền tảng nào khác để làm chương trình trở nên vui vẻ, sống động hơn. Hay chỉ cần quét mã QR là có thể để lại bình luận/ phản hồi hoặc kết nối với bạn trên Mạng xã hội. Thật tuyệt vời phải không nào!

i1

2. Truy cập nhanh

Bằng việc thêm QR code vào slide, khán giả của bạn có thể xem trực tiếp - ngay lập tức bản sao của Slide hoặc các tài liệu đính kèm, trang web, video, đường dẫn mà không cần chờ bạn chia sẻ đường dẫn lại trên mạng xã hội sau sự kiện mới truy cập được.

Mã QR giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian đáng kể trong buổi thuyết trình hoặc giảng dạy của mình. Thay vì phải dành thời gian để viết hoặc nhập các địa chỉ URL dài và phức tạp, bạn chỉ cần hiển thị mã QR trên slide và sử dụng cho nhiều lần khác nhau.

Việc này giúp bạn tập trung vào việc trình bày nội dung chính một cách linh hoạt hơn. Không còn sự cản trở từ việc gõ, sao chép, hoặc dán liên kết, và người xem của bạn không mất thời gian quá nhiều để truy cập thông tin cần thiết. Thay vào đó, họ chỉ cần quét mã QR để có được mọi thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng.

i2

3. Tiết kiệm thời gian

Tích hợp mã QR vào slide sẽ góp phần giúp cả bạn lẫn khán giả tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Một mã QR bạn tạo ra, bạn có thể lưu trữ và sử dụng vĩnh viễn, đính kèm trong slide này, rất nhiều slide tiếp theo, và chia sẻ trên blog hoặc các kênh truyền thông khác của bạn. Vừa đồng bộ, vừa tối ưu, vừa tiết kiệm thời gian.

Cách kết hợp QR code trong Slide

1. Tải xuống các file tài liệu bổ sung

Thêm mã QR vào các trang chiếu cụ thể để cho phép khán giả truy cập các tài liệu bổ sung. Điều này giúp bài thuyết trình của bạn không quá dài dòng mà vẫn cung cấp đủ những thông tin cần thiết tới khán giả.

i3

2. Chú thích thông tin

Thêm mã QR vào Slide để kết nối nội dung tương tác như hình ảnh, video hoặc giai thoại liên quan. Nhờ vậy mà những người ngồi ở xa sẽ dễ dàng hơn trong việc theo dõi nội dung của bạn.

i4

3. Tăng tính tương tác

Hãy để mã QR dẫn tới những nền tảng khảo sát trực tuyến, hay tạo câu hỏi và để khán giả của bạn quét mã QR ngay lập tức để trả lời. Điều này sẽ giúp bài thuyết trình của bạn sẽ trở nên thu hút hơn.

i5

4. Kết nối với khán giả

Bạn có thể dễ dàng kết nối với khán giả của mình khi để mã QR Code dẫn tới các nền tảng mạng xã hội của bạn. Nhờ vậy họ có thể dễ dàng kết nối với bạn một cách dễ dàng và thuận tiện sau buổi thuyết trình hơn.

i6

5. Đóng góp ý kiến

Cuối bài thuyết trình của mình, bạn hãy thêm mã QR dẫn tới GG Form - nơi nhận phản hồi của khán giả về bài thuyết trình mà bạn đã tạo sẵn. Bằng cách này, bạn sẽ tăng tương tác với khán giả của mình, giúp bạn thu thập ý kiến của họ nhanh chóng.

i7

Cách sử dụng QR code trong Slide

1. Tạo QR Code

Trước hết, bạn cần tạo QR Code tương ứng với nội dung bạn muốn chia sẻ. Có nhiều công cụ trực tuyến miễn phí cho phép bạn tạo QR Code dễ dàng như CourseMind, QR Generator, Me QR, v.v.

2. Chèn QR Code vào Slide

Sau khi có mã QR Code, bạn có thể chèn nó vào Google Slide. Sử dụng tính năng "Hình ảnh" trong Slide để thêm QR Code vào bất kỳ slide nào bạn muốn.

  • Đính kèm tài liệu tham khảo

i8

  • Chú thích thông tin

i9

  • Link khảo sát trực tuyến

i10

  • Đóng góp ý kiến

i11

3. Thêm hướng dẫn

Đừng quên thêm hướng dẫn cho khán giả về cách sử dụng QR Code. Điều này có thể là một lời nhắc nhở trên slide hoặc một câu hỏi động viên họ tham gia.

Các bước tạo QR code cho Slide với CourseMind

  1. Truy cập vào https://coursemind.io/qr-gen

i12

  1. Nhập đường link bạn cần chuyển đổi thành QR code

i13

  1. Lựa chọn styles hiển thị của QR code theo mong muốn

i14

  1. Tải lên logo & lựa chọn màu sắc theo yêu cầu của bạn

i15

  1. Tải xuống mã QR

Bấm vào lưu file (Save image) để tự động lưu mã QR mà bạn vừa tạo.

Vì sao lại lựa chọn CourseMind?

CourseMind QR Generator sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn, bởi CourseMind có đủ các tính năng chèn logo, thay đổi màu sắc, chọn khung viền cho mã QR cùng ưu đãi 5 “không”:

  • Không cần đăng ký, đăng nhập
  • Không mất phí
  • Không giới hạn thời gian lưu trữ
  • Không quảng cáo
  • Không giới hạn số lượng tạo QR code.

Như vậy, chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể tạo mã QR và chèn vào Slide của mình và tạo ra ấn tượng riêng đồng thời tăng sự tương tác rồi đó. Hãy thử ngay nhé, chúc bạn thành công!

· 2 phút để đọc

gdsc-event

Sự kiện Sky Mavis Uni Tour được phối hợp tổ chức giữa Sky Mavis và Google Developer Student Club - Hanoi University of Science and Technology (GDSC HUST) vào ngày 30/09/2023. Nền tảng CourseMind đã hỗ trợ ban tổ chức sự kiện tăng tốc quá trình check-in cho người tham dự thông qua công cụ sự kiện trên nền tảng

Dưới đây là một số hình ảnh của tính năng quét mã tự động tại sự kiện.

1. Chuẩn bị trước khi sự kiện diễn ra

Để quá trình thực hiện sự kiện diễn ra tốt đẹp, đội ngũ CourseMind đã gặp gỡ với ban tổ chức để đào tạo về cách sử dụng công cụ này.

create-event

Đào tạo cách tạo sự kiện, tạo đơn đăng ký và quản trị người tham dự

upload-data

Hướng dẫn cách tải danh sách người tham dự vào nền tảng

Sau buổi đào tạo, đội ngũ tổ chức của GDSC đã nắm rõ được cách thức hoạt động của tính năng QR Code và sẵn sàng cho việc check-in tại sự kiện.

2. Quá trình checkin diễn ra trong sự kiện

Quá trình check-in sự kiện diễn ra cực kỳ nhanh chóng và mượt mà với phần trải nghiệm được người tham dự đánh giá cao.

check-in

Ban Tổ Chức tiến hành check-in cho các bạn tham dự thông qua mã QR code được tạo tự động khi upload danh sách người tham gia lên hệ thống.

check-in-successfully

Màn hình thông báo check-in thành công

welcome-screen

Màn hình lớn hiển thị thông báo chào mừng các bạn đã đến với sự kiện - hiển thị tên người tham dự check-in theo thời gian thực.

manage-participants

Giao diện quản lý checkin sự kiện để quản lý trạng thái check-in của người tham dự và tính được số lượng người tham gia.

Cảm ơn đội ngũ GDSC HUST đã tin tưởng lựa chọn CourseMind để đồng hành trong sự kiện và góp phần hỗ trợ sự kiện thành công tốt đẹp!

· 15 phút để đọc

Học tập và đào tạo trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành giáo dục, với sự tham gia của nhiều giáo viên, trung tâm, và học viện đào tạo. Để thu hút và duy trì sự quan tâm của học viên, việc thể hiện giá trị của các khóa học mà bạn cung cấp là một yếu tố quan trọng. Chúng cần phải có khả năng giải quyết mọi thắc mắc và vấn đề mà học viên đang gặp phải.

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn từng bước cụ thể mà bạn cần tập trung vào. Đây không phải là một bài viết đầy đủ và chi tiết về những việc phải làm, nhưng bạn sẽ nhận được một cái nhìn tổng quan về quy trình tạo và bán khóa học trực tuyến một cách thành công.

i0

Trước khi bắt đầu bán khóa học, nhà sáng tạo khóa học thường có rất nhiều câu hỏi:

  • Làm thế nào để bắt đầu?
  • Thời gian tạo một khóa học là bao lâu?
  • Chi phí để tạo nên khóa học đó?
  • Làm thế nào để khóa học có thể tương tác với người dùng?
  • Làm cách nào để bán được khóa học đó tới người học?

Vậy nhưng sau khi tham khảo các bước dưới đây, bạn sẽ hiểu hơn về cách thức và quy trình tạo nên một khóa học online, giúp bạn có thể tận dụng những kiến thức mình có mang lại lợi nhuận cho chính bản thân mình!

1. Làm thế nào để tạo một khóa học mới?

Để tạo một khóa học trực tuyến mới, bạn cần có sự kiên nhẫn, những kiến thức chuyên môn hoặc kỹ năng và kinh nghiệm, sự đam mê và tâm huyết, cùng với đó là một nền tảng eLearning đáng tin cậy để giúp bạn tổ chức các bài giảng. Hãy nhớ rằng đam mê với lĩnh vực chuyên môn của bạn sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình này.

2. Mất bao lâu để tạo một khóa học trực tuyến?

i1

Thời gian cần thiết để tạo một khóa học trực tuyến phụ thuộc lớn vào số lượng bài giảng và tài liệu bạn đã có sẵn. Nếu bạn đã có sẵn tài liệu như PDF, video, SCORM, video buổi dạy trực tiếp, và bài kiểm tra, bạn chỉ cần tải chúng lên các nền tảng hỗ trợ bán khóa học trực tuyến và tổ chức chúng thành một khóa học có hệ thống. Điều quan trọng là bạn phải lên được một giáo án điện tử có cấu trúc và khoa học từ những nội dung đã tải lên.

Bởi vậy, mất bao lâu sẽ tùy thuộc vào thời gian của từng người. Nếu bạn bắt đầu từ con số 0, hãy thử xác định chủ đề mà bạn muốn giảng dạy, những điểm mạnh của bạn, đồng thời tham khảo một số khoá học hiện có trên thị trường. Từ đó bạn sẽ hiểu và lên được cấu trúc và nội dung giảng dạy cho khoá học của riêng mình và bắt đầu xây dựng từ đó.

Lựa chọn một nền tảng uy tín và tích hợp sẵn nhiều công cụ hỗ trợ là một quyết định thông minh giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc của bạn. Thay vì phải tìm kiếm và tích hợp từng công cụ riêng lẻ, một nền tảng đáng tin cậy sẽ cung cấp một giải pháp toàn diện, giúp bạn tập trung vào công việc quan trọng hơn và đảm bảo hiệu suất làm việc của bạn ổn định và hiệu quả. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển và thành công của bạn trong công việc hoặc dự án của mình. CourseMind và một số nền tảng giáo dục trực tuyến khác như LearnWord, Hoola có thể sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho bạn trong giai đoạn này.

Bạn có thể tạo một khóa học chất lượng chỉ trong vài buổi nếu bạn đã có ý tưởng rõ ràng về giáo án của mình. Điều này làm cho việc tạo khóa học trực tuyến trở nên đơn giản hơn nhiều so với việc tự lưu trữ hoặc upload lên các nhóm trên Facebook hay Youtube một cách thiếu chuyên nghiệp.

3. Chi phí để tạo một khóa học trực tuyến là bao nhiêu?

i3

Trước khi bắt tay vào việc tạo một khóa học trực tuyến, bạn cần xem xét cẩn thận những chi phí có thể phát sinh. Đầu tiên là chi phí đầu tư vào thiết bị như micro, thiết bị quay video, và các công cụ kỹ thuật khác. Tiếp theo là các loại chi phí cho tài liệu nếu bạn muốn đầu tư vào tài liệu tham khảo hoặc nền tảng để bán khóa học. Không chỉ vậy, bạn còn phải cân nhắc đến chi phí tiếp thị để đưa khóa học đến với đối tượng mục tiêu, cũng như chi phí cơ hội - thời gian mà bạn phải bỏ ra để tạo và quản lý khóa học. Tuy nhiên, đối với những ai xem đầu tư này như một cơ hội để chia sẻ kiến thức và kiếm lợi nhuận trong tương lai, những chi phí này có thể xem như một đầu tư hữu ích và bền vững.

Trong đó, chi phí nền tảng là loại chi phí dễ so sánh nhất. Hiện nay đa số các nền tảng bán khoá học trực tuyến sẽ thu phí theo tháng, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu tuỳ vào nhu cầu và quy mô của bạn, với đa dạng các tính năng hỗ trợ. Ví dụ, bạn có thể sử dụng một số nền tảng nổi tiếng tại Việt Nam là: CourseMind, Edubit, Hoola, Daymai,... hoặc tự quay video mà không cần đầu tư nhiều tiền. Tuy nhiên, một số người đầu tư nhiều tiền vào việc sản xuất video chuyên nghiệp, tạo file SCORM, và thực hiện quay dựng chất lượng cao. Quan trọng nhất là chất lượng của khóa học bạn tạo ra.

Nếu bạn chưa có nhiều chi phí hoặc chưa muốn đầu tư nhiều khi chưa xác định được khoá học có tạo ra doanh thu hay không, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc tìm kiếm các nền tảng cho phép trải nghiệm miễn phí trước, hoặc chỉ phải trả khi đã bán được khoá học. Trong trường hợp muốn trải nghiệm trước, bạn có thể sử dụng miễn phí 2 tháng tại CourseMind. Sau đó, nếu bạn chưa sẵn sàng để trả phí hàng tháng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chương trình “Chia sẻ doanh thu”(Share revenue) do CourseMind hoặc một số đơn vị nước ngoài khác cung cấp: Bạn sẽ chỉ phải trích khoảng 10% doanh thu của mình cho nền tảng khi bạn bán được khóa học.

4. Làm thế nào để tạo một khóa học trực tuyến có tính tương tác?

i4

Để tạo một khóa học trực tuyến có tính tương tác, bạn cần lên kế hoạch cho việc tương tác với học viên trong quá trình tạo nội dung. Nghiên cứu và xác định cách tương tác này sẽ được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch. Đầu tiên là slide bài giảng phải sáng tạo, tạo được hứng thú cho học viên. Tiếp theo là cách trình bày bài giảng sinh động, sáng tạo, lồng ghép các câu chuyện và thúc đẩy học viên tương tác trong quá trình học.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những bài test nhỏ sau mỗi chương học, giúp người học tương tác với bài giảng và ôn lại những kiến thức vừa học. Không chỉ vậy, bạn có thể chèn thêm những câu hỏi nhỏ trong quá trình giảng, giúp duy trì kết nối và nhận được phản hồi từ phía học viên. Ở phần này bạn nên tìm kiếm những nền tảng hỗ trợ sự tương tác tối đa với các học viên, như trao đổi ở dưới mỗi bài giảng, bài tập, cuộc thi hoặc hệ thống email, thông báo nhắc nhở,... sẽ giúp bạn dễ dàng tương tác với người học của mình hơn rất nhiều đồng thời tiết kiệm kha khá thời gian và công sức!

Tham khảo cách một khoá học có lượng tương tác cực kỳ cao tại: Link

5. Làm thế nào để tạo ra một khóa học trực tuyến có lợi nhuận?

i5

Để tạo một khóa học trực tuyến có lợi nhuận, bạn cần tìm hiểu và hiểu rõ khách hàng của mình, đáp ứng được sở thích và nhu cầu của họ, và đề xuất một khóa học giải quyết vấn đề hoặc mang lại giá trị cho họ. Khóa học của bạn cần:

  • Giải quyết một vấn đề cụ thể cho học viên.
  • Dạy những điều mới mẻ và hữu ích.
  • Giúp học viên đạt được mục tiêu của họ.

Hãy đảm bảo rằng khóa học của bạn đáp ứng những điểm trên để thu hút và giữ chân học viên, từ đó tạo ra lợi nhuận cho bạn. Ngoài ra hãy cân nhắc về việc tạo ra những giá trị lâu dài cho học viên, giúp họ có thể trở thành học viên trung thành và lâu dài của bạn.

6. Chọn 1 nền tảng eLearning tạo website dạy học và bán khoá học trực tuyến

Lựa chọn nền tảng eLearning phù hợp chính là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của việc bán khóa học trực tuyến. Nó không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm của học viên mà còn ảnh hưởng đến việc quản lý và phát triển khóa học của bạn.

Một nền tảng elearning tốt cần phải có những tính năng quan trọng như:

Hỗ trợ làm landing page:

Một trang landing page chất lượng có thể tạo sự ấn tượng ban đầu với người xem và thúc đẩy họ đăng ký khóa học. Nền tảng elearning nên cho phép bạn tạo và tùy chỉnh trang landing page một cách dễ dàng để trình bày thông tin khóa học một cách hấp dẫn.

Tạo khóa học nhanh chóng, dễ dàng:

Quá trình tạo khóa học không nên quá phức tạp. Nền tảng cần cung cấp công cụ giúp bạn tạo nội dung và cấu trúc khóa học một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Đa dạng hóa các loại học liệu:

Một khóa học hiệu quả cần phải cung cấp đa dạng hóa các loại tài liệu như video, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, và tài liệu tham khảo. Nền tảng eLearning nên hỗ trợ nhiều định dạng nội dung để làm cho quá trình học tập thú vị hơn và phong phú hơn.

Tối ưu tương tác với học viên:

Khả năng tương tác giữa giảng viên và học viên là một yếu tố quan trọng. Nền tảng cần có tính năng hỗ trợ thảo luận trực tuyến, và gửi thông báo để duy trì sự tương tác và cam kết của học viên.

Theo dõi được tiến độ lớp học:

Để cung cấp hỗ trợ và phản hồi hiệu quả, bạn cần theo dõi tiến độ học tập của từng học viên. Nền tảng eLearning cần có các công cụ quản lý học viên và theo dõi tiến trình học tập.

Chi phí hợp lý:

Cuối cùng, chi phí sử dụng nền tảng elearning cũng là một yếu tố quan trọng. Nên xem xét chi phí tài chính để đảm bảo nó phù hợp với ngân sách của bạn mà vẫn đảm bảo chất lượng và tính năng cần thiết.

Việc xem xét kỹ lưỡng những tính năng trên và lựa chọn một nền tảng elearning phù hợp có thể giúp bạn tối ưu hóa quy trình tạo và quản lý khóa học trực tuyến của mình, đồng thời đảm bảo rằng học viên sẽ có trải nghiệm học tập tốt nhất.

7. Thực hiện các chiến dịch marketing liên tục

i6

Có hàng trăm lời khuyên trên internet về digital marketing, và tất cả đều có khả năng giúp bạn quảng bá cho khóa học của mình.

Điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu cách một phễu bán hàng học trực tuyến hoạt động. Bán khóa học trực tuyến đòi hỏi sự sáng tạo và sử dụng nhiều chiến thuật để tăng tỷ lệ chuyển đổi:

  • Ưu đãi và Giảm giá: Cung cấp các ưu đãi như phiếu giảm giá, chiết khấu, và gói học để thúc đẩy việc mua khóa học.
  • Tiếp thị qua Email: Sử dụng email marketing để tiếp cận và tương tác với đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Sử dụng Mạng xã hội và Quảng cáo Facebook: Tận dụng mạng xã hội và quảng cáo Facebook để tạo quảng cáo hấp dẫn và đối tượng mục tiêu.
  • Đánh giá và Lời chứng thực: Thu thập đánh giá và lời chứng thực từ học viên hài lòng và sử dụng chúng để thuyết phục người khác.
  • Hợp tác với Đối tác và Người có ảnh hưởng: Tìm cách hợp tác với các doanh nghiệp, công ty, và những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn để mở rộng mạng lưới tiếp thị.
  • Tiếp thị nội dung: Sản xuất nội dung giá trị thông qua blog hoặc trang web của bạn để thu hút lưu lượng truy cập.
  • Tiếp thị liên kết: Xây dựng mạng lưới tiếp thị liên kết để hợp tác với các đối tác khác để quảng bá khóa học của bạn.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần phải có một chiến lược liên tục để thúc đẩy khóa học của mình và thu hút học viên mới. Đồng thời, bạn cũng cần xem xét các khía cạnh quản lý kinh doanh khác để đảm bảo sự thành công của khoá học. Hiện nay, hầu hết các nền tảng cũng đều hỗ trợ các hoạt động quảng bá khóa học với đầy đủ các thông tin, mã QR, sự kiện, mã giảm giá, v.v. nên bạn cũng không cần quá lo lắng nếu như chưa có nhiều kinh nghiệm marketing.

Bắt đầu hành trình tạo khóa học trực tuyến mang lại lợi nhuận dành riêng cho bạn

Việc bạn giảng dạy môn học mà bạn đam mê và am hiểu nhất đã mở ra nhiều cơ hội tuyệt vời để phát triển bản thân và sự nghiệp của bạn. Đồng thời, nó cũng giúp bạn tạo cơ hội xây dựng thương hiệu cá nhân, chia sẻ những giá trị và kết nối với những người trên khắp thế giới mỗi ngày!

Bây giờ, bạn đã có cái nhìn tổng quan về cách tạo và tiếp thị một khóa học trực tuyến hữu ích để phát triển đối tượng mục tiêu và tạo nguồn thu nhập thụ động. Bước tiếp theo, chúng ta hãy bắt tay vào thực hành, đặt những viên gạch đầu tiên cho chặng đường này nhé.

CourseMind đã hỗ trợ rất nhiều khách hàng trong việc tạo ra các khóa học trực tuyến, xây dựng và phát triển kinh doanh của họ trên nền tảng. Với sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu khách hàng và sự thấu hiểu về những mong muốn của học viên, CourseMind đã phát triển các tính năng cần thiết, dễ sử dụng và hiệu quả để giúp thầy/cô tạo và bán khóa học trên trang web một cách dễ dàng và tối ưu nhất. Tham khảo cách một khoá học được tạo ra và trở thành một nguồn doanh thu trên CourseMind nhé.

1 - Đăng ký trải nghiệm miễn phí 2 tháng tại: https://coursemind.io/?lang=vi

i7

2 - Tạo tổ chức (nếu bạn có 1 trung tâm hoặc là một đơn vị giảng dạy) và tạo landing page để quảng bá: https://coursemind.io/organization

i8

3 - Tạo khoá học với các công cụ hỗ trợ (hơn 10 loại học liệu khác nhau, giao diện kéo thả dễ sử dụng): https://coursemind.io/?lang=vi

i9

4 - Tạo các event hoặc hoạt động quảng bá khoá học của bạn: https://coursemind.io/events

5 - Vận hành lớp học và tạo ra nguồn doanh thu không giới hạn.

Như vậy, bạn đã nắm được tổng quan các hoạt động cần thiết để tạo một khoá học trực tuyến và bắt đầu kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Hãy xây dựng một kế hoạch riêng phù hợp với bạn và bắt tay vào kinh doanh nắm bắt thời cơ ngay nhé. Chúc bạn thành công!

· 5 phút để đọc

Nếu bạn phải tổ chức sự kiện với số lượng tham dự lớn thì bạn cần làm gì để đảm bảo mọi khâu tổ chức hoạt động hiệu quả? Sau rất nhiều năm tham dự cũng như tổ chức nhiều sự kiện khác nhau, đội ngũ CourseMind nhận ra việc tự động hoá quy trình này là điều kiện cần với ban tổ chức.

Tính năng check in bằng QR Code và hiển thị lời chào mừng trên màn hình lớn là một cách thức làm người tham dự hào hứng hơn.

1. Tạo sự kiện, tải danh sách người tham dự

1.1. Bạn nhập tên của sự kiện mình muốn tạo

event-step-1

1.2. Bạn nhập miêu tả cho sự kiện

event-step-2

Sau đó bạn nhấn Hoàn tất để hoàn thành việc tạo sự kiện.

Giao diện sự kiện được tạo thành công sẽ hiện ra như hình dưới đây.

event-step-3

1.3. Quản trị sự kiện

Ở thẻ Quản trị, bạn có thể quản trị các thông tin của sự kiện như:

  • Thông tin chung: Tên, miêu tả và trạng thái công khai của sự kiện
  • Thời gian: Cài đặt thời gian bắt đầu và kết thúc của sự kiện
  • Loại sự kiện: Sự kiện Online hay Offline kèm theo đường dẫn tương ứng
  • Vé: Đường dẫn bán vé
  • Ảnh bìa của sự kiện
  • Logo của sự kiện
  • QR Code: Mã QR của sự kiện
  • Xóa sự kiện

event-step-4

Sau khi cài đặt các thông tin xong: Dưới đây là màn hình hiển thị nội dung sự kiện cho người đăng ký:

event-step-5

2. Tải danh sách checkin

Ở phần Quản trị bạn truy cập vào phần Checkin

event-step-6

Ở đây bạn có thể tải danh sách người tham dự để tiến hành checkin.

Hiện tại nền tảng đang hỗ trợ tải tệp dưới dạng csv. Để có tệp này bạn có thể xuất từ Google Sheets hay Excel như hình dưới đây. Yêu cầu danh sách phải có cột:

  • id: Để định danh khác nhau cho từng người tham dự
  • name: Tên của người tham dự

event-step-7

Ở đây là một ví dụ danh sách được tạo bởi Google Sheets. Bạn tải danh sách này dưới dạng CSV.

event-step-8

Sau đó ở màn hình quản trị sự kiện, bạn tải tệp vừa xuất lên hệ thống.

event-step-9

Bạn hãy chú ý hướng dẫn cách tạo tệp danh sách này khi tải.

event-step-10

Hệ thống sẽ tự động thêm lần lượt người tham dự.

event-step-11

Sau khi hệ thống đã thêm được toàn bộ người tham dự, mỗi một người sẽ được sinh một mã QR Code tương ứng. Bạn có thể sử dụng mã này để gửi đến email cho người đó.

even-step-12

Hiển thị mã QR code cho người tham dự cụ thể.

event-step-13

2. Check in tự động tại sự kiện

Để checkin tại sự kiện bạn cần sử dụng điện thoại có thể quét mã QR qua ứng dụng chụp ảnh hoặc bạn có thể cài một số phần mềm quét mã như: QR Code.

Bạn cần phải đảm bảo bạn đã đăng nhập vào hệ thống CourseMind thành công ở trên giao điện web được mở ra khi quét QR Code.

event-step-14

Việc đăng nhập này chỉ diễn ra một lần duy nhất.

Màn hình hiển thị khi quét QR Code thành công

event-step-15

3. Màn hình hiển thị chào mừng người tham dự

Một trong những cách làm cho người tham dự cảm thấy hào hứng khi tham gia sự kiện của bạn đó là lời chào trên màn hình lớn khi checkin.

Bạn có thể hiển thị màn hình này trên màn hình thông qua nút màn hình ở góc bên phải.

event-step-16

Màn hình checkin này sẽ cập nhật thời gian thực mỗi khi có người tham dự được checkin thành công.

event-step-17

Với công cụ này, bạn sẽ đảm bảo quá trình tham gia sự kiện trở nên nhanh chóng và tạo cho người tham dự cảm giác chuyên nghiệp. Từ đó hình ảnh của công ty/tổ chức của bạn sẽ được nâng cao hơn.

Chúc bạn sử dụng tính năng này hiệu quả trên nền tảng CourseMind.

· 7 phút để đọc

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng giáo dục và tương tác với học viên đã trở thành một xu hướng tất yếu. Một công cụ quan trọng mà các tổ chức giáo dục và doanh nghiệp khai thác để tối ưu hóa trải nghiệm của học viên chính là mã QR (QR code). Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của QR code và cách ứng dụng QR code thông minh trong lĩnh vực kinh doanh nội dung giáo dục.

i1

1. Quảng Bá Lớp Học - QR Code là Chìa Khóa

Bạn muốn thu hút học viên mới? QR code là câu trả lời.

Với QR code, bạn có thể tạo ra một "thẻ thông tin" chứa mọi chi tiết về khóa học của bạn - từ chương trình học tới học phí và thời gian học. Điều này giúp bạn dễ dàng đính kèm thông tin này vào mọi chiến dịch quảng cáo của bạn: từ các ấn phẩm quảng cáo, poster, hoặc thậm chí trên trang web của bạn. Học viên tiềm năng chỉ cần một lần quét mã QR bằng điện thoại di động của họ để và truy cập ngay vào thông tin chi tiết của khóa học, giúp họ đưa ra quyết định tham gia một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Với QR code miễn phí và được liên kết trực tiếp trong các lớp học của bạn, việc thu hút học viên sẽ trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Đường dẫn khóa học mẫu sử dụng QR code.

i5

2. Tổ Chức Sự Kiện - Mở Rộng Khả Năng Kết Nối

Sự kiện giáo dục là cơ hội tuyệt vời để tương tác trực tiếp với học viên và lan tỏa nội dung của bạn.

QR code có thể được ứng dụng thông minh trong việc tổ chức sự kiện. Bạn có thể tạo mã QR chứa thông tin về chương trình sự kiện, lịch trình, cách tham gia. Khách mời và học viên chỉ cần quét mã QR để truy cập tất cả thông tin cần thiết, từ việc đăng ký tham gia đến theo dõi các phiên thảo luận trong suốt thời gian sự kiện diễn ra. Đặc biệt, với các đường dẫn khoá học hoặc tài liệu bạn đưa vào slide, QR code sẽ là giải pháp hoàn hảo nhất để tạo ra lượng truy cập và tương tác tức thời tại ngay thời điểm đó.

Thế nhưng bạn đã bao giờ phải lo lắng khi chưa đến ngày tổ chức sự kiện mà mã QR bạn tạo cho form đăng ký tham gia đã hết hạn? Hoặc mới vài chục người quét thì mã QR đã hiện quảng cáo? Hay mỗi lần sự kiện lại tốn một khoản “không đáng” chỉ để tạo mã QR cho mọi người sử dụng. Những điều này đã từng ám ảnh mình một thời gian dài, nhưng bạn đừng lo, giờ bạn đã có thể tạo mã QR để sử dụng thoải mái trước, trong và cả sau khi tổ chức sự kiện hoặc thuyết trình trong sự kiện online lẫn offline của mình rồi. Đường dẫn slide minh hoạ.

i6

Slide minh hoạ sử dụng QR Code mà mình dùng để trình bày tại sự kiện

i7

3. Gửi Email - Tiết Kiệm Thời Gian, Tối Ưu Hóa Tương Tác

Sử dụng QR code để gửi thông báo và tài liệu học qua email trở nên dễ dàng hơn.

Bạn có thể tạo mã QR chứa liên kết đến tài liệu học, bài giảng trực tuyến, hoặc hướng dẫn cách tham gia lớp học trực tuyến. Nhờ QR code, học viên chỉ cần quét mã để truy cập nội dung mà bạn muốn chia sẻ mà không cần phải tìm kiếm trong hòm thư đến, giúp tối ưu hóa tương tác và tiết kiệm thời gian của cả giảng viên và học viên.

Với nguồn tạo QR code miễn phí không giới hạn kết hợp với hệ thống gửi email tự động cho các học viên trong khóa học, tạo QR và gửi email cho học viên để tăng sự tương tác và thu hút thêm nhiều học viên cho khóa học của bạn nhé.

Một số trường hợp bạn có thể gửi mail kèm QR code bao gồm:

  • Email quảng bá khóa học kèm QR code khoá học
  • Email ưu đãi kèm QR code đăng ký và thanh toán khoá học
  • Email cập nhật nội dung bài giảng kèm QR code học liệu
  • Email Lộ trình học kèm QR code trang đích (landing page) lộ trình
  • Email các hoạt động cộng đồng của lớp học

i8

4. Thanh Toán - Đơn Giản Hóa Quá Trình

Ngày nay, việc thanh toán qua QR code đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Từ online đến offline, QR Code đang dần trở thành phương thức thanh toán được nhiều người sử dụng nhất khi được hỗ trợ bởi hầu hết các ngân hàng.

Việc thu tiền học phí và các dịch vụ khác sẽ được thực hiện thuận tiện và dễ dàng hơn qua QR code. Tạo mã QR chứa liên kết đến cổng thanh toán hoặc số tài khoản của bạn và gửi nó cho học viên. Họ chỉ cần quét mã QR để thực hiện thanh toán một cách nhanh chóng và tiện lợi, từ bất kỳ đâu có kết nối internet.

Bạn cũng hoàn toàn có thể tạo mã QR cho số tài khoản của bạn và nhận thanh toán cực kỳ thuận tiện. Đây được đánh giá là phương thức thanh toán được học viên ưa chuộng nhất.

i9

Tạo QR Code Vào Kinh Doanh Giáo Dục

Hiện nay, việc tạo mã QR code đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Có nhiều công cụ trực tuyến miễn phí và trả phí có thể giúp bạn tạo mã QR dễ dàng. Hãy đảm bảo rằng bạn tùy chỉnh mã QR sao cho phù hợp với thương hiệu của bạn và dễ dàng nhận biết.

Nếu bạn muốn tìm một ứng dụng tạo mã QR code bền vững mà không phải lo lắng về chi phí hay thời gian sử dụng thì CourseMind QR Generator sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Link trải nghiệm: CourseMind QR Generator

i2

  • Nhập đường link bạn cần chuyển đổi thành QR code

i3

  • Lựa chọn styles hiển thị của QR code theo mong muốn

i4

  • Lựa chọn màu sắc theo yêu cầu của bạn

i5

  • Tải xuống mã QR: Bấm vào lưu file (Save image) để tự động lưu mã QR mà bạn vừa tạo

Như bạn đã thấy, QR code được tạo ra dễ dàng chỉ bằng một vài thao tác đơn giản và nhanh chóng.

Đây không chỉ là một công cụ tiện lợi, mà còn là một đối tác đắc lực trong việc tối ưu hóa kinh doanh nội dung giáo dục, giúp chuyển đổi cách bạn kết nối, tương tác với học viên và quảng bá các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả. Tận dụng sức mạnh của công nghệ này để nâng cao chất lượng giáo dục của bạn, thu hút học viên, và giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực giảng dạy.

· 4 phút để đọc

Hiện nay, mã QR đã trở thành một công cụ phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, chủ yếu do tính đơn giản và hiệu quả của nó. QR Code là một công cụ đa năng thường được sử dụng để lưu trữ thông tin sản phẩm, truyền tải tin nhắn, tài liệu, hỗ trợ các hoạt động marketing, check in sự kiện, tạo mật khẩu Wi-Fi và thậm chí thực hiện các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn top 5 trang web tạo mã QR miễn phí trực tuyến, giúp bạn tạo mã QR nhanh chóng và dễ dàng nhất!

1. ME [QR]

i1

Ưu điểm: ME [QR] có đa dạng khung viền, dễ dàng thao tác và điều chỉnh các tác vụ cần thiết. Me QR không giới hạn số lượng QR code bạn tạo cũng như thời gian truy cập/ lưu trữ QR code.

Nhược điểm: Sau một số lần quét, mã QR của bạn sẽ dẫn đến link quảng cáo trước khi truy cập vào link chính thức. Điều này dễ gây khó chịu và mất khách hàng nếu họ không biết và dừng luôn tại phần quảng cáo.

Để khắc phục điều này, bạn cần mua gói trả phí của Me QR với mức giá khoảng $8/ tháng.

Link trải nghiệm: ME QR

2. QR CODE GENERATOR

i2

Ưu điểm: QR Code Generator là một trang web tạo QR Code với giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Tương tự như Me QR, QR Code Generator cũng hỗ trợ đa dạng các loại khung viền, màu sắc và cho phép thêm logo vào mã.

Nhược điểm: Tuy nhiên bạn bắt buộc phải đăng nhập để sử dụng đồng thời sẽ bị giới hạn số ngày sử dụng (khoảng 14 ngày) nếu như không trả phí. Điều này cực kỳ bất tiện vì bạn sẽ phải đổi mã QR liên tục.

Link trải nghiệm: QR CODE Generator

3. QR CODE MONKEY

i3

Ưu điểm: QR code monkey đa dạng khung viền, dễ dàng thao tác và điều chỉnh các tác vụ cần thiết.

Nhược điểm: Bạn sẽ mất thời gian để xem quảng cáo trong lúc đợi mã QR được tạo thành công và lưu vào thiết bị của bạn.

Link trải nghiệm: QR CODE MONKEY

4. COURSEMIND QR GENERATOR

Nếu bạn muốn tìm một ứng dụng tạo mã QR code bền vững mà không phải lo lắng về chi phí hay thời gian sử dụng thì CourseMind QR Generator sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Ưu điểm: Vẫn có đủ các tính năng chèn logo, thay đổi màu sắc, chọn khung viền như những ứng dụng khác, CourseMind QR Generator còn có 5 “không” mà người dùng rất yêu:

  • Không cần đăng ký, đăng nhập
  • Không mất phí
  • Không giới hạn thời gian lưu trữ
  • Không quảng cáo
  • Không giới hạn số lượng tạo QR code.

i4

Link trải nghiệm: CourseMind QR Generator

5. QR STUFF

i5

Ưu điểm: Đây được coi là một trang web tạo mã QR đa dạng với nhiều tính năng hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng URL rút gọn của QRStuff, được gọi là qrs.ly, hoặc tùy chỉnh màu sắc của mã QR theo sở thích cá nhân.

Nhược điểm: Tuy nhiên, QR Stuff chỉ miễn phí tạo 10 mã QR code, để tạo nhiều hơn hoặc tiếp tục sử dụng, bạn sẽ phải trả phí $12.95/ tháng.

Link trải nghiệm: QR Stuff

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu và đánh giá năm công cụ tạo mã QR code với những ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúc bạn chọn được công cụ phù hợp và hữu ích!